Nếu Arsenal phải chịu trách nhiệm về mặt tài chính vì vi phạm thỏa thuận ESL, thì có vẻ như các chủ sở hữu của họ sẽ phải chi trả.

Trong năm thứ năm liên tiếp, bảng báo cáo tài chính của Arsenal được ghi nhận khoản lỗ. Báo cáo tài chính trong mùa giải vừa rồi của họ tính đến ngày 31 tháng 5 năm 2023 cho thấy tổng thâm hụt là 52,1 triệu bảng Anh (khoảng 65,8 triệu USD) – tăng 6,6 triệu bảng Anh so với khoản lỗ của kỳ 2021-22.

Tuy nhiên, giống như sự dao động của đội hình chính trong giai đoạn Giáng sinh, các con số cơ bản cung cấp một chút động lực tích cực hơn.

Tổng doanh thu đã tăng lên 467 triệu bảng Anh — tăng 25% so với năm trước.

Mặt khác, kết quả tài chính bị ảnh hưởng bởi “việc khấu hao đăng ký cầu thủ với tổng giá trị 18,1 triệu bảng Anh, được phân loại là khoản ngoại lệ. Nếu không có những khoản ngoại lệ này, tổng lỗ trước thuế lên tới 34 triệu bảng Anh – tuy không quá khả quan, nhưng vẫn là sự cải thiện so với năm ngoái.Trong bài viết này, The Athletic sẽ giải thích những kết quả này nói lên điều gì về tình hình tài chính của Arsenal.

Cụ thể thì những kết quả này bao gồm những gì?

Kết quả này bao gồm những hoạt động chuyển nhượng của Arsenal trong khoảng 2022-2023, tính đến ngày 31 tháng 5 năm 2023. Nó bao gồm các bản hợp đồng của Gabriel Jesus, Oleksandr Zinchenko, Fabio Vieira, Leandro Trossard, Jakub Kiwior, Jorginho và Matt Turner. Các khoản chi tiêu của mùa hè này, bao gồm cả bản hợp đồng trị giá 105 triệu bảng kỷ lục Declan Rice sẽ được tính trong bản báo cáo kỳ tới.

Arsenal đã gia tăng doanh thu như thế nào?

Thành tích trên sân được cải thiện đã giúp Arsenal tạo ra thêm doanh thu. Trở thành ứng cử viên cho chức vô địch Ngoại hạng Anh mùa giải 2022-23 giúp họ kiếm được nhiều tiền hơn từ bản quyền truyền hình. Điều quan trọng, đây cũng là mùa giải mà Arsenal trở lại đấu trường châu u (Europa League). Nhờ vậy, thu nhập từ bản quyền truyền hình tăng từ 45 triệu bảng Anh lên 191,2 triệu bảng Anh. Tuy nhiên, việc bị loại khỏi các cúp quốc nội tương đối sớm đã hạn chế khoảng lợi nhuận của họ.

Báo cáo cho biết: “Trong giai đoạn 2022-23 và trong kỳ chuyển nhượng mùa hè 2023, câu lạc bộ lại một lần nữa đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển đội hình chính. Khoản đầu tư này thừa nhận rằng việc lọt vào các giải đấu của UEFA là điều kiện tiên quyết để tái thiết lập nền tảng tài chính tự chủ.”

Arsenal tiếp tục khẳng định rằng họ “luôn nhận được sự hỗ trợ về mặt tài chính từ công ty mẹ, Kroenke Sports & Entertainment (KSE)”. Tuy nhiên, ban lãnh đạo Arsenal vẫn mong muốn quay trở lại mô hình tài chính tự chủ. Để đạt được điều đó, việc tiếp tục tham dự các giải đấu châu u là điều cần thiết. thay đổi chiến lược và nhấn mạnh vào bán lẻ đã mang lại khoản thu nhập thương mại kỷ lục của câu lạc bộ lên đến 169,3 triệu bảng Anh. Phòng ban thương mại và hành chính đang phát triển với lượng nhân viên tăng từ 364 lên 426. Với thỏa thuận mới với Tập đoàn Emirates dự kiến ​​bắt đầu từ mùa giải 2024-25, doanh thu thương mại dự kiến ​​sẽ chỉ có tăng trưởng thêm.

Mặc dù đạt được doanh thu kỷ lục của câu lạc bộ, tổng doanh thu của Arsenal vẫn thấp hơn các con số được công bố của các CLB khác như Manchester City, Manchester United, Liverpool, Chelsea và Tottenham Hotspur. Điều này có thể được giải thích chủ yếu bởi việc bốn đội bóng này đã được thi đấu tại Champions League. Ngoài ra, sân vận động mới của Spurs cũng khiến doanh thu bán vé của họ vượt qua doanh thu bán vé của Arsenal.

Những “khoản khấu hao tài sản” chính xác là gì?

Khấu hao tài sản xảy ra khi tài sản của doanh nghiệp có giá trị thị trường bị giảm nhiều hơn giá trị được ghi lại trên báo cáo tài chính của công ty. Trong bóng đá, điều này thường xảy ra khi một cầu thủ bị chấn thương nghiêm trọng hoặc giá trị thị trường của cầu thủ giảm mạnh so với giá mua ban đầu.

Báo cáo tài chính bí mật không công khai bất kỳ trường hợp cụ thể nào, nhưng có thể suy đoán rằng thương vụ mua Nicolas Pepe với trị giá 72 triệu bảng Anh là một nguyên nhân.

Việc Arsenal không thể bán được cầu thủ tiếp tục gây nên thiệt hại. Họ chỉ kiếm được khoản lợi nhuận 10,7 triệu bảng Anh từ việc bán Matteo Guendouzi, Lucas Torreira, Bernd Leno và Konstantinos Mavropanos. Bản báo cáo giải thích: “Khả năng tạo ra lợi nhuận của câu lạc bộ trong năm 2022-23 lại bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tình hình thị trường với tổng thanh khoản giảm do ngân sách mua sắm của các câu lạc bộ tiếp tục bị áp lực tài chính sau đại dịch.”

Tình hình bảng lương hiện tại như thế nào?

Báo cáo tài chính gần nhất cho thấy bảng lương giảm do việc để các ngôi sao hưởng lương cao rời đi, bao gồm Mesut Ozil và Pierre-Emerick Aubameyang.

Tuy nhiên, việc bổ sung một số cầu thủ mới cho đội nam và đội nữ đã khiến con số này tăng lên 234,8 triệu bảng Anh. Dự kiến con số này sẽ tiếp tục tăng trong báo cáo tài chính tiếp theo, với sự xuất hiện của Rice và các hợp đồng gia hạn mới dành cho Martin Odegaard và William Saliba.

Điều đáng chú ý là Arsenal đã vượt xa tổng chi phí lương của họ bằng những thành tích trên sân cỏ. Mức lương của Manchester United (331,4 triệu bảng Anh) và Chelsea (404,9 triệu bảng Anh) cao hơn nhiều so với Arsenal, nhưng chính đội bóng của Mikel Arteta mới là đội đủ sức cạnh tranh với Manchester City nhất.

Hiện tại, tiền lương chỉ chiếm 50% doanh thu – đây là một con số rất cân bằng.

Về Luật công bằng tài chính (FFP) và Quy định về lợi nhuận và tính bền vững của Premier League (PSR)

Tính đến tháng 5 năm 2023, Arsenal khẳng định họ “vẫn đang tuân thủ các quy định về tài chính bền vững do UEFA và Premier League đặt ra”.

Trong PSR, các câu lạc bộ được phép lỗ tổng cộng không quá 105 triệu bảng Anh trong ba mùa giải. Mặc dù tổng số lỗ của Arsenal vượt quá con số này, nhưng nhờ những ưu đãi được các câu lạc bộ nhận được do đại dịch, họ vẫn đang ở một vị trí tương đối thoải mái.

Đã có những khoản chi tiêu đáng kể kể từ đó và Arsenal cho biết các quy định tài chính là một yếu tố ảnh hưởng đến quyết định không tham gia thị trường chuyển nhượng tháng Giêng. Điều này có thể là để đảm bảo họ có thể chi tiêu mạnh mẽ vào mùa hè năm 2024.

Tình hình nợ hiện tại như thế nào?

Ngoài số tiền nợ phí chuyển nhượng, phần lớn nợ của Arsenal là dành cho Stan Kroenke. Arsenal đã vay thêm 41 triệu bảng Anh từ các chủ sở hữu của họ trong năm 2022-23, nâng tổng số nợ của họ đối với KSE lên 259 triệu bảng Anh.

Đây là một khoản tiền lớn, nhưng Arsenal đã trải qua phần lớn thập kỷ qua với mức nợ tương tự. Điểm tích cực là khoản nợ này dành cho công ty mẹ KSE chứ không phải các chủ nợ bên ngoài, với lãi suất ưu đãi.

Về các vấn đề khác:

Arsenal đã xác nhận rằng Ashburton Trading, một công ty con của câu lạc bộ tập trung vào phát triển bất động sản, cuối cùng đã được cấp phép xây dựng một khu ký túc xá sinh viên mới ngay gần Sân vận động Emirates.

Kế hoạch ban đầu của Arsenal về một tòa nhà 25 tầng tại số 45 Hornsey Road đã bị Hội đồng Islington bác bỏ vào năm 2011. Sau hơn một thập kỷ, một thỏa hiệp đã được đưa ra về một tòa nhà 12 tầng có thể chứa 284 sinh viên.

Arsenal cũng đã đưa vào tuyên bố theo thông lệ của họ về cuộc tranh cãi đang diễn ra liên quan đến việc giải thể European Super League (ESL). “Tập đoàn đang theo dõi một số vấn đề đang diễn ra liên quan đến việc đóng cửa dự án ESL,” họ viết. “Nếu phát sinh thêm chi phí do hậu quả, những chi phí bổ sung này sẽ được tính hoàn toàn cho công ty mẹ, KSE.”

Nếu Arsenal phải chịu trách nhiệm về mặt tài chính vì vi phạm thỏa thuận ESL, thì có vẻ như các chủ sở hữu của họ sẽ phải chi trả.

Tác giả: Đỗ Bằng Quý

Giới thiệu: Đỗ Bằng Quý là một nhà bóng thể thao, bóng đá rất được yêu thích tại Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, anh còn nổi bậc khi tác nghiệp tại các giải bóng đá lớn, các sự kiện thể thao hàng đầu khi được tổ chức.